Lợi nhuận sau thuế của Xi măng Chinfon đang giảm dần theo từng năm. Cụ thể, năm 2021 đạt hơn 258 tỷ đồng, đến năm 2022 lợi nhuận giảm gần 80%, chỉ đạt 55,5 tỷ đồng. Năm 2023, lợi nhuận chỉ đạt 34,2 tỷ đồng.
Theo thông tin công bố về tình hình tài chính ngày 11/3/2024, Xi măng Chinfon sở hữu vốn chủ sở hữu hơn 1.659 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2022.
Bên cạnh đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu duy trì ổn định ở mức 1,6 lần, không có biến động so với kỳ trước, tương ứng với tổng nợ phải trả khoảng 2.655 tỷ đồng.
Được biết, năm 2021, xi măng Chinfon đã phát hành 400 tỷ đồng trái phiếu, nhằm mục đích thanh toán nguyên vận liệu và dịch vụ vận chuyển trong khoảng thời gian từ cuối tháng 9/2021 đến hết tháng 12/2021.
Lô trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, đến hạn thanh toán vào ngày 24/9/2026. Lãi suất phát hành của trái phiếu là 7%/năm.
Ngày 25/9/2023, Xi măng Chinfon đã mua lại trước hạn 100 tỷ trái phiếu. Theo đó, khối lượng trái phiếu còn lại đang lưu hành là 300 tỷ đồng.
Trong đó, dư nợ trái phiếu giảm xuống 300 tỷ đồng, giảm 25% so với đầu năm do vào ngày 25/9/2023, Xi măng Chinfon đã mua lại trước hạn 100 tỷ đồng trái phiếu.
Cuối năm 2022, xi măng Chinfon thực hiện dự án nâng công suất sản xuất xi măng từ 3.696.000 tấn xi măng/năm lên 4.200.000 tấn xi măng/năm. Tổng vốn đầu tư khoảng 450 triệu USD.
Công ty Xi măng Chinfon tiền thân là Công ty Xi măng Chinfon Hải Phòng, thành lập năm 2008. Công ty có trụ sở chính tại thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp là sản xuất xi măng, clinker. Đại diện pháp luật là ông LO TUNG – TOO (sinh năm 1964), thường trú tại Đài Loan, Trung Quốc.
Xi măng Chinfon hiện có vốn điều lệ là 110 triệu USD (tương đương 1,319,4 tỷ đồng), bao gồm: Tổng Công ty Xi măng Việt Nam chiếm 14,44%, ChinFon Vietnam Holding CO.,LTD chiếm 70% và UBND TP Hải Phòng chiếm 15,56%.
Được biết, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng 850.000 m2, thời hạn sử dụng đất đến hết ngày 29/12/2042.