Tổng công ty Điện lực miền Nam - EVNSPC chấn chỉnh công tác đấu thầu đến toàn bộ các đơn vị thành viên

Minh Tuấn
Thời gian qua, sau phản ánh của báo chí về một số gói thầu liên quan tới mua sắm trang thiết bị phục vụ ngành điện. Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã có văn bản chấn chỉnh công tác tổ chức đấu thầu đến các đơn vị thành viên.

Cần tăng cường giám sát và chính đốn trong công tác đấu thầu tại EVNSPC cùng các đơn vị thành viên, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Sáng 31/5/2024, tại Hội thảo “Luật Đấu thầu 2023 - Kỳ vọng và Thách thức đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng”. Ông Nguyễn Phú Vinh, Ban Quản lý đấu thầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, nhìn chung quá trình triển khai đấu thầu qua mạng của EVN thời gian qua có những mặt thuận lợi và khó khăn.

Nếu như đối với đấu thầu truyền thống, thi thoảng vẫn có phản ánh của dư luận về tình trạng “quân xanh”, “quân đỏ”, chủ đầu tư không công khai đầy đủ thông tin khi phát hành HSMT… thì khi áp dụng đấu thầu qua mạng, trong khoảng 5 năm trở lại đây, EVN gần như không nhận được phản ánh, khiếu nại nào của các nhà thầu về việc thiếu minh bạch trong đăng tải, công khai các thông tin gói thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc đơn vị gây khó dễ cho nhà thầu tiếp cận HSMT, thông tin gói thầu.

Ông Nguyễn Phú Vinh, đại diện Tập đoàn điện lực EVN chia sẻ những khó khăn, thuận lợi/ Ảnh baophapluat​ Ông Nguyễn Phú Vinh, đại diện Tập đoàn điện lực EVN chia sẻ những khó khăn, thuận lợi tại Hội thảo “Luật Đấu thầu 2023 - Kỳ vọng và Thách thức đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng”/ Ảnh baophapluat

Bên cạnh những ưu điểm, ông Nguyễn Phú Vinh còn chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại vướng mắc trong quá trình áp dụng đấu thầu qua mạng tại EVN như: Cơ chế để chủ đầu tư có thể tiếp cận thông tin dữ liệu nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn hạn chế; Hồ sơ mời thầu theo webform của hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chưa giải quyết được các tiêu chí đánh giá có tính đặc thù của gói thầu nhằm lựa chọn được các nhà thầu có năng lực kinh nghiệm chuyên sâu, với yêu cầu kỹ thuật cao; Cơ chế phân quyền tài khoản trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cần linh hoạt hơn để phù hợp với công tác đấu thầu tại các đơn vị có quy mô quản lý lớn, nhiều đơn vị trực thuộc.

Theo khảo sát của Tạp chí Doanh nghiệp và Đầu tư, ngày 30/8 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã thông tin chi tiết liên quan đến các gói thầu mua sắm xe tải cẩu phục vụ sản xuất kinh doanh của một số đơn vị thành viên EVNSPC thời gian qua.

Trụ sở Tổng công ty Điện lực miền Nam (Ảnh EVNSPC)​ Trụ sở Tổng công ty Điện lực miền Nam (Ảnh: EVNSPC)

Theo đó, các dự án mua sắm xe tải cẩu của các đơn vị thành viên EVNSPC đều được lập, thẩm định phê duyệt theo đúng quy định, quy trình mua sắm tài sản của EVN, EVNSPC. Việc xác định giá gói thầu, công tác lập, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán gói thầu mua sắm, công tác lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu tại các đơn vị thực hiện theo đúng quy định Luật Đấu thầu.

Việc tham dự của các nhà thầu, mở hồ sơ dự thầu của các nhà thầu cũng được thực hiện theo đúng trình tự trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bên mời thầu không thể can thiệp vào hệ thống, nên luôn đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong công tác lựa chọn nhà thầu. Quá trình lựa chọn nhà thầu tại các đơn vị tuân thủ đúng quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, các thông tư và các quy định về đấu thầu.

Các thông tin về đấu thầu được công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định. Kết quả lựa chọn nhà thầu với giá trúng thầu của các nhà thầu đều giảm so với mức dự toán được duyệt. Riêng trong năm 2023, kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm các loại xe phục vụ sản xuất kinh doanh trong toàn EVNSPC đạt tỉ lệ tiết kiệm bình quân 4,5%.

Về khác biệt giá mua xe tải cẩu giữa các đơn vị là do các đơn vị quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn các tỉnh có hạ tầng giao thông nông thôn khác nhau, điều kiện địa hình khác nhau, nhu cầu sử dụng đặc thù theo từng địa bàn, các đơn vị yêu cầu đặc tính kỹ thuật của từng xe là khác nhau.

Cụ thể, xuất xứ từng loại xe khác nhau. Có xe được nhập khẩu nguyên chiếc, có xe được lắp ráp trong nước nên quy mô từng gói thầu khác nhau. Có gói thầu mua sắm riêng lẻ cho từng xe và có gói mua sắm cho nhiều xe, có gói thầu mua gộp chung nhiều chủng loại xe phục vụ nhu cầu khác nhau của đơn vị.

Theo đó, cụ thể của từng gói thầu như sau:

+ Công ty Điện lực (CTĐL) Bến Tre có giá mua cao hơn CTĐL Ninh Thuận là do khác nhau các thông số như: Xuất xứ Thái Lan (CTĐL Ninh Thuận là trong nước); gầu nâng người là GN200/Tân Thành Công/VN (CTĐL Ninh Thuận là Công ty Ô tô Hiệp Hòa/VN); sức nâng của cẩu tại bán kính làm việc ≥ 500 kg tại 15,5 m (CTĐL Ninh Thuận là ≥ 250 kg tại 15,5 m),…

+ CTĐL Sóc Trăng có giá mua cao hơn CTĐL Ninh Thuận là do khác nhau các thông số như: Xuất xứ Thái Lan (CTĐL Ninh Thuận là trong nước); tiêu chuẩn khí thải Euro 5 (CTĐL Ninh Thuận là Euro 4); sức nâng của cẩu tại bán kính làm việc ≥ 500 kg tại 15,5 m (CTĐL Ninh Thuận là ≥ 250 kg tại 15,5 m); khối lượng hàng hóa cho phép chở ≥ 5.900 kg (CTĐL Ninh Thuận là ≥ 5.000 kg),…

+ CTĐL Đồng Tháp có giá mua cao hơn CTĐL Ninh Thuận là do khác nhau các thông số như: Xuất xứ Thái Lan (CTĐL Ninh Thuận là trong nước); tiêu chuẩn khí thải Euro 5 (CTĐL Ninh Thuận là Euro 4); sức nâng của cẩu tại bán kính làm việc ≥ 500 kg tại 15,5 m (CTĐL Ninh Thuận là ≥ 250kg tại 15,5m); khối lượng hàng hóa cho phép chở ≥ 5.900 kg (CTĐL Ninh Thuận là ≥ 5.000 kg),…

Ngày 18/6/2024, Báo Đấu thầu có đăng bài "Nhiều gói thầu mua sắm thiết bị điện ồn ào kiến nghị" phản ánh các nội dung liên quan đến hàng loạt gói thầu mua sắm thiết bị do các công ty điện lực khu vực phía Nam mời thầu vấp phải kiến nghị của nhà thầu. Nhiều kiến nghị chỉ rõ, hồ sơ mời thầu (HSMT) đưa ra tiêu chí nhằm hạn chế nhà thầu.

Ngay sau phản ánh này, ngày 26/6/2024, EVNSPC có văn bản gửi các đơn vị thành viên để chấn chỉnh công tác đấu thầu. Theo đó, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong đấu thầu, đồng thời khắc phục kịp thời tình trạng nhà thầu phản ánh, kiến nghị liên quan đến nội dung HSMT phát hành, Tổng công ty yêu cầu các đơn vị thành viên tổ chức tự kiểm tra, rà soát quá trình thực hiện công tác đấu thầu bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật, các quy chế quản lý nội bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), EVNSPC. Trong đó, lưu ý các nội dung như sau: Đối với công tác lập HSMT/HSYC, phải đúng mẫu tại các thông tư quy định hiện hành, không tự ý chỉnh sửa quy định nêu trong các mẫu HSMT/HSYC hoặc đưa ra các yêu cầu không phù hợp, không có cơ sở pháp lý; khi xây dựng yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, đồng thời cũng không được đưa ra các yêu cầu quá cao, không phù hợp quy mô, tính chất gói thầu làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, không đảm bảo tính cạnh tranh và hiệu quả trong đấu thầu. HSMT/HSYC không đưa ra các tiêu chí đánh giá có tính chất cục bộ, địa phương mà chỉ nhà thầu tại địa phương đó mới đáp ứng được, gây khiếu nại, khiếu kiện.

Trước đó, tháng 10/2023, EVNSPC có văn bản gửi Báo Công Thương làm rõ những phản ánh của nhà thầu liên quan đến hồ sơ mời thầu gói thầu “Mua sắm FCO, LBFCO, LA và tủ phân phối hạ thế”.

Theo đó, văn bản do ông Lâm Xuân Tuấn – Phó Tổng giám đốc EVNSPC - ký, cho biết sau khi rà soát, EVNSPC đã đề ra yêu cầu thử nghiệm điển hình (typo test) tuân thủ đúng quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và tiêu chuẩn IEC 60099-4.

Trong năm 2023, EVNSPC tổ chức đấu thầu 3 gói thầu mua sắm VTTB cho các trạm 110kV. E-HSMT được đăng tải từ ngày 11/08/2023, mở thầu ngày 31/08/2023 và kết quả lựa chọn nhà thầu phê duyệt vào ngày 17/01/2024. Mỗi gói thầu có 5 nhà thầu tham dự cho thấy các gói thầu tại EVNSPC luôn thu hút đông đảo nhà thầu tham gia. Trong số này có nhà thầu Liên danh CH-LS (gồm 5 nhà thầu là: Công ty cổ phần thương mại dịch vụ kỹ thuật Chấn Hưng; Công ty TNHH Hải Vân Nam; Công ty TNHH LS Electric Việt Nam; Công ty TNHH Điện Nhân Vũ; Công ty TNHH Khang Việt Long).

Trong quá trình đấu thầu, bên mời thầu đã nhận được 6 văn bản kiến nghị của nhà thầu Liên danh CH-LS, và EVNSPC cũng đã phát hành 6 văn bản phúc đáp, trả lời tất cả các thắc mắc, kiến nghị của Liên danh CH-LS theo đúng thời gian quy định của Luật đấu thầu.

Về kết quả lựa chọn nhà thầu được công bố, Bên mời thầu đánh giá E-HSDT của nhà thầu Liên danh CH-LS không đạt, do không đáp ứng yêu cầu HSMT, các tài liệu nhà thầu đính kèm E-HSDT không đảm bảo tính xác thực, các thông tin trong tài liệu kỹ thuật có rất nhiều lỗi.

Các Quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu mua sắm công tơ điện tử và đo xa cho nhu cầu công tác phát triển khách hàng, thay thế công tơ hư hỏng do vận hành và gối đầu thay định kỳ 06 tháng đầu năm 2024 của EVNSPC​ Các Quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu mua sắm công tơ điện tử và đo xa cho nhu cầu công tác phát triển khách hàng, thay thế công tơ hư hỏng do vận hành và gối đầu thay định kỳ 06 tháng đầu năm 2024 của EVNSPC

Cũng theo khảo sát của Tạp chí Doanh nghiệp và Đầu tư tại các gói thầu có giá trị hàng trăm tỷ cao hơn gấp nhiều lần các gói thầu được EVNSPC thông tin, chỉ trong một ngày, Tổng giám đốc EVNSPC Nguyễn Phước Đức đã phê duyệt 4 nhà thầu trúng các gói thầu mua sắm công tơ điện tử và đo xa. Điểm gây chú ý là cả 4 nhà thầu đều trúng thầu sát giá, có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước rất thấp. EVNSPC (Bên mời thầu kiêm chủ đầu tư) mới đây đã đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu PL2400044023.

Theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu PL2400044023, EVNSPC dự toán mua sắm công tơ điện tử và đo xa cho nhu cầu công tác phát triển khách hàng, thay thế công tơ hư hỏng do vận hành và gối đầu thay định kỳ 06 tháng đầu năm 2024 của EVNSPC với số lượng 4 gói thầu, số tiền dự toán là 277.916.886.080 tỷ đồng (Quyết định phê duyệt số 37/QĐ-EVNSPC, ngày 29/03/2024).

Cả 4 gói thầu đều sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh mua sắm trực tiếp, một giai đoạn một túi hồ sơ và có thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu vào tháng 3/2024, tỉ lệ tiết kiệm tương đương bằng 0, được Tổng Giám đốc Nguyễn Phước Đức ký phê duyệt vào cùng 1 ngày là 24/4/2024.

Điểm chung đáng chú ý của 4 gói thầu này đó là các quyết định lựa chọn nhà thầu trúng thầu đều được phê duyệt cùng 1 ngày (ngày 24/4/2024) và do Tổng giám đốc EVNSPC Nguyễn Phước Đức ký.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố Giám đốc Công ty Mua bán điện, Tập đoàn EVN; khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 5 bị can là cán bộ của Bộ Công Thương và EVN.

Mở rộng điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố, ngày 09/11/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự, đối với Nguyễn Danh Sơn, sinh năm 1966, nghề nghiệp: Giám đốc Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Cổng TTĐT Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang thụ lý, điều tra vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố.

Ngày 3/11/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự, đối với:

- Trần Quốc Hùng (SN 1976, Phó Trưởng phòng Phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực Bộ Công Thương);

- Trịnh Văn Đoàn (SN 1982, Chuyên viên Phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực Bộ Công Thương);

- Nguyễn Hữu Khải (SN 1977, Trưởng Phòng Phòng Kinh doanh mua điện, Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam);

- Đỗ Ngọc Tuyền (SN 1988, Chuyên viên Phòng Kinh doanh mua điện, Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam);

- Trương Hoàng Dũng (SN 1982, Chuyên viên Phòng Kỹ thuật và Công nghệ thông tin, Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam).❞

Phạm Hùng