EVNFinance vay hơn 11.369 tỷ đồng ngắn hạn để đầu tư vào bất động sản dài hạn

Minh Tuấn
Theo BCTC bán niên soát xét năm 2024, EVNFinance ghi nhận đầu tư lỗ hơn 14 tỷ đồng ở mảng mua bán chứng khoán.

BCTC bán niên soát xét năm 2024 cũng thể hiện, EVNFinance có phát sinh giao dịch với Amya Holdings với số dư cho vay hơn 356 tỷ đồng.​ BCTC bán niên soát xét năm 2024 cũng thể hiện, EVNFinance có phát sinh giao dịch với Amya Holdings với số dư cho vay hơn 356 tỷ đồng.

Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance - Mã chứng khoán: EVF) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 187/GP-NHNN ngày 07/7/2008, sửa đổi bổ sung theo quyết định số 1464/QĐ-NHNN ngày 13/9/2021. EVNFinance cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 0102806367 ngày 08/7/2008 và được sửa đổi lần thứ 18 ngày 26/12/2023.

Hoạt động chính của EVNFinance gồm: Huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu; vay vốn của tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật; vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước. Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp và vay tiêu dùng; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác. Các hoạt động khác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng bao gồm mở và quản lý tài khoản tiền gửi, tiền cho vay khách hàng; góp vốn mua cổ phần; đại lý kinh doanh bảo hiểm; cung ứng dịch vụ tư vấn; cung ứng dịch vụ quản lý và bảo quản tài sản; mua bán trái phiếu Chính phủ; kinh doanh ngoại hối.

Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của EVNFinance tại BCTC bán niên soát xét năm 2024​ Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của EVNFinance tại BCTC bán niên soát xét năm 2024

Theo tìm hiểu, thời điểm thành lập, EVNFinance có vốn điều lệ ban đầu ở mức 2.500 tỷ đồng, trên cơ sở góp vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) và gần 65.000 cổ đông là tổ chức và cán bộ nhân viên ngành điện. Thời điểm này, EVNFinance được đánh giá là công ty tài chính có nguồn nội lực hàng đầu, thậm chí còn vượt trội so với nhiều ngân hàng thương mại thời điểm đó.

Đồng thời, EVNFinance được thành lập với sứ mệnh là đầu mối thu xếp vốn, quản trị vốn cho các dự án điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) và các đơn vị thành viên, đồng thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính chuyên nghiệp cho các đơn vị trong ngành điện và các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác.

Đến năm 2018, theo quy định của Chính phủ, EVN đã thoái vốn tại EVNFinance. Đến cuối năm 2020, EVN đã hoàn tất toàn bộ quá trình thoái vốn tại doanh nghiệp này sau khi bán nốt 2,65 triệu cổ phần. Hiện nay, chủ tịch EVNFinance là ông Phạm Trung Kiên.

Vốn điều lệ của EVNFinance đã tăng từ mức ban đầu 2.500 tỷ đồng lên hơn 7.042 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2023. Về cơ cấu cổ đông, tại thời điểm 31/12/2023, cổ đông trong nước nắm giữ 99,55% cổ phần, nước ngoài chỉ sở hữu 0,45%. Đáng chú ý, cơ cấu cổ đông EVNFinance “pha loãng” đáng kể khi số lượng cổ đông tổ chức lên tới 56 đơn vị nhưng chỉ nắm 17,43%, còn lại cá nhân nắm 82,57% với 55.774 cổ đông.

EVNFinance có các khoản vay ngắn hạn lên tới hơn 11.369 tỉ đồng góp vốn vào các hợp đồng hợp tác kinh doanh để triển khai dự án bất động sản dài hạn​ EVNFinance có các khoản vay ngắn hạn lên tới hơn 11.369 tỉ đồng góp vốn vào các hợp đồng hợp tác kinh doanh để triển khai dự án bất động sản dài hạn

Theo Báo cáo tài chính (BCTC) bán niên 2024 qua soát xét, EVNFinance ngoài ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 760 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ thì mảng mua bán chứng khoán đầu tư lỗ hơn 14 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ còn lãi hơn 344 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của EVNFinance cũng tăng mạnh khi từ mức 247 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái lên hơn 495 tỷ đồng nửa đầu năm nay. Kết quả, công ty tài chính này báo lãi trước thuế hơn 310 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, khoản ở mục cho vay khách hàng của EVNFinance tại thời điểm cuối tháng 06/2024 ở mức gần 37.969 tỷ đồng. Trong đó, EVNFinance cho vay bằng vốn các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước là gần 34.664 tỷ đồng và cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư là gần 3.305 tỷ đồng.

Đáng chú ý, theo giải trình tại BCTC này, EVNFinance cho các nhóm khách hàng hoặc có cùng người đại diện hoặc cùng tòa nhà làm việc vay gần 24.902 tỷ đồng, chiếm hơn 65% tổng dư nợ cho vay của công ty.

Ngoài ra, EVNFinance cũng có các khoản vay ngắn hạn hơn 11.369 tỉ đồng góp vốn vào các hợp đồng hợp tác kinh doanh để triển khai dự án bất động sản dài hạn với tài sản đảm bảo là quyền tài sản và tài sản hình thành trong tương lai. Các khoản cho vay liên quan đến các dự án bất động sản chưa triển khai xây dựng tính đến thời điểm lập BCTC là gần 11.607 tỷ đồng. Mặt khác, EVNFinance có hơn 44 tỷ đồng là khoản nợ có khả năng mất vốn và gần 26 tỷ đồng là nợ nghi ngờ (đánh giá là có khả năng tổn thất cao).

Nếu phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế, EVNFinance chỉ có gần 11,7 tỷ đồng cho vay đối với ngành nông nghiệp (bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản), giảm gần 1,8 tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2023 và chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các ngành kinh tế khác. Điều này được đánh giá có thể là một hình thức kinh tế thương mại theo đặc thù ngành của EVNFinance.

Cũng theo BCTC bán niên soát xét năm 2024 thể hiện, EVNFinance có mối liên quan đến Công ty Cổ phần Amya Holdings (Amya Holdings). Khi ông Nguyễn Trung Thành là thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của EVNFinance cũng là thành viên HĐQT của Amya Holdings. Đồng thời, EVNFinance có phát sinh giao dịch với Amya Holdings với số dư cho vay hơn 356 tỷ đồng, phải thu lãi vay gần 28 tỷ đồng và hơn 22 tỷ đồng là khoản thu nhập lãi cho vay.

Mặt khác, EVNFinance cũng có phát sinh giao dịch với Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Amber (Quỹ Amber) khi có khoản chi phí lãi tiền gửi và giấy tờ có giá gần 23 tỷ đồng. Dù từ ngày 18/3/2024, ông Lê Mạnh Linh (một thành viên HĐQT của EVNFinance) đã không còn đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT tại Quỹ Amber và ông Lê Mạnh Linh cũng không còn là người đại diện theo pháp luật của Quỹ Amber từ ngày 04/4/2024.

Hải Phòng