Giai đoạn đột phá của hạ tầng Đông Nam Bộ
Mới đây, 3 tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài khoảng 247km và tổng mức đầu tư khoảng 115.000 tỷ đồng cùng lúc được khởi công vào ngày 18/06. Trong đó, Vành đai 3 TP.HCM dài hơn 76km, có kinh phí lớn nhất, gần 75.400 tỷ đồng. Dự án này đi qua các tỉnh TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và được chia thành 8 dự án thành phần.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài khoảng 53,7km, đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, có tổng vốn đầu tư là 17.837 tỷ đồng, chia làm 3 dự án thành phần. Tuyến đường này khi hoàn thành sẽ kết nối với trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông, sân bay Long Thành, cảng biển, cùng các trung tâm kinh tế.
Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng mức đầu tư 21.935 tỷ đồng, dài khoảng 117,5km, kết nối hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, chia làm 3 dự án thành phần. Dự án được dự kiến khai thác trong năm 2027, giúp liên kết khu vực Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ kết nối cao tốc Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1, đường ven biển... góp phần thúc đẩy phát triển vùng.
Cũng trong tháng 6 này, cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành (chiều dài khoảng 128,8km) sẽ được phê duyệt đầu tư với tổng kinh phí gần 26.000 tỷ đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Đắk Nông đi Bình Phước về TP.HCM.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa (tổng chiều dài 73km). Dự án này đã được khởi công vào năm 2009 và tạm ngưng từ năm 2011 đến nay. Theo chủ trương được duyệt, dự án sẽ được tái khởi công trong năm 2023, hoàn thành trong năm 2025.
Việc khởi công, tái khởi công và phê duyệt đầu tư các dự án hạ tầng thể hiện sự quyết liệt của các cấp trong việc “mở đường” tạo điều kiện thuận lợi kết nối vùng, thúc đẩy giao thương, làm bước đà đột phá trong kinh tế. Đáng nói, mạng lưới giao thông này đang là “cú hích” lớn cho các tỉnh vệ tinh TP.HCM phát triển, thu hút đầu tư, góp phần khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương.
Theo các chuyên gia kinh tế, các tỉnh Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh. Tuy nhiên, thực tế những năm trước, hầu hết các địa phương đều đầu tư hạ tầng giao thông theo hướng phát triển nội bộ từng tỉnh, thành phố. Hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng.
2023 là một năm mà việc phát triển mạng lưới giao thông liên kết vùng thực sự được chú trọng. Nhiều chuyên gia nhận định, sự xuất hiện của những dự án trọng điểm, giúp Đông Nam Bộ đột phá mạnh mẽ về hạ tầng, chuẩn bị bước vào giai đoạn “bùng nổ” đa lĩnh vực, trong đó có bất động sản.
Bình Phước trở thành điểm sáng khi hưởng lợi lớn
Việc nhiều dự án hạ tầng giao thông cùng triển khai càng nâng giá trị bất động sản tại khu vực Đông Nam Bộ, đặc biệt là các bất động sản hưởng lợi từ các hạ tầng này. Là tỉnh có nhiều tiềm năng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, Bình Phước đang trở thành điểm sáng tại Đông Nam Bộ. Bình Phước có diện tích lớn nhất vùng, tạo ra lợi thế về không gian phát triển hạ tầng giao thông thuận lợi.
Những năm gần đây, tỉnh luôn tích cực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, xây dựng hệ thống giao thông kết nối trong tỉnh và liên vùng tương đối hoàn thiện. Hiện Bình Phước tập trung xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông trọng điểm với tổng vốn lên đến 3.630 tỷ đồng gồm xây dựng đường giao thông phía tây quốc lộ 13, nâng cấp và mở rộng quốc lộ 13, xây dựng tuyến đường DT752B, DT753B, nâng cấp DT760, đường vành đai TP Đồng Xoài…
Đi cùng với các thông tin hạ tầng của tỉnh nói riêng và của cả vùng nói chung, giới đầu tư kỳ vọng rất lớn vào sự “trỗi dậy” của thị trường bất động sản Bình Phước. Tại khu vực TP Đồng Xoài và thị xã Chơn Thành – 2 điểm nóng của bất động sản Bình Phước, có nhiều dự án đang triển khai như Cát Tường Phú Hưng, Phú Thịnh Center City, Era Central Point, KDC Đại Nam, Phúc Hưng Golden, Cát Tường Park House... Thị trường khởi sắc, giá đất tại đây cũng liên tục tăng, hiện nay đang neo ở mức 1- 4 tỷ đồng/sản phẩm tùy vị trí.
Khảo sát thực tế, bên cạnh loạt tin vui về các dự án hạ tầng giao thông trong khu vực, trước đó, một số chủ đầu tư uy tín tại Bình Phước cũng đã có động thái ráo riết đầu tư hạ tầng, hoàn thiện tiện ích. Anh Nguyễn Thanh Phong (45 tuổi, thị xã Chơn Thành) tìm hiểu thị trường bất động sản nhiều năm cho biết: “Thời gian trước, do ảnh hưởng chung tình hình kinh tế, thị trường bất động sản tại đây cũng im ắng. Gần đây, nhiều dự án đã bắt đầu rục rịch xây dựng trở lại, đẩy nhanh tiến độ. Mới tuần rồi, dự án Cát Tường Park House cũng vừa tổ chức động thổ trường mầm non phong cách Nhật, thu hút sự chú ý của nhiều người dân địa phương và khách đầu tư.”
Cát Tường Park House cũng là dự án nổi bật tại Chơn Thành, Bình Phước hiện nay khi duy trì tiến độ ổn định trong suốt thời gian qua. Hiện dự án đã hoàn thiện chuỗi 10 công viên, hồ bơi, quán cà phê, phòng gym, sân bóng rổ và trở thành điểm đến vui chơi, nghỉ dưỡng của nhiều người dân địa phương. Việc đảm bảo tiến độ thi công xuyên suốt đã tạo lợi thế đi trước cho Cát Tường Park House so với các dự án khác.
Ngoài ra, một số chuyên gia còn đánh giá cao chính sách bán của hàng Cát Tường Park House. Theo đó, khách hàng chỉ cần thanh toán trước từ 240 triệu (20%), phần còn lại chủ đầu tư Cát Tường Group hỗ trợ thanh toán trong vòng 48 tháng. Đặc biệt, khách hàng còn được hưởng tổng chiết khấu lên đến 31%, nhận xe SH 125i khi giao dịch.
Bất động sản Bình Phước vốn đã có giá trị cao nhờ lợi thế thủ phủ công nghiệp (13 KCN với tỷ lệ lấp đầy 81,66%, 1 cửa khẩu quốc tế), nay việc hàng loạt các dự án hạ tầng đồng loạt triển khai càng gia tăng giá trị bất động sản khu vực này. Do đó, thời điểm này chính là cơ hội vàng để nhà đầu tư dễ dàng sở hữu bất động sản giá hời, đi kèm lợi nhuận gia tăng vượt bậc về trung và dài hạn.